Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Bão giật cấp 17 hướng vùng biển Quảng Ninh-Thái Bình

Bão Thần Sấm đang hướng vào khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc). Khoảng sáng 19/7, bão sẽ đổ bộ vào đất liền, vùng trọng tâm Quang Ninh - Thái Bình. Khi đổ bộ, bão có cường độ cấp 11, giật cấp 12, 13.

Bão Thần Sấm đổ bộ vào vùng biển Philippines ngày 16/7


Sáng 11/7, tại Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo các tỉnh chịu ảnh hưởng bão Thần Sấm (bão Rammasun) bàn phương án đối phó.

Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, cho biết, đến 8h sáng nay, bão Thần Sấm đi theo hướng Tây Tây Bắc, hướng vào khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc). Đến khoảng trưa 18/7 bão vượt qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) vào vịnh Bắc Bộ. Cường độ bão hiện tại đang ở cấp 13, giật cấp 14, 15.


Đường phố Quảng Ninh ngập lụt sau trận mưa lớn sáng 17/7.

Dự báo, đến khoảng gần trưa 19/7, bão Thần Sấm sẽ đổ bộ vào đất liền, vùng trọng tâm khu vực các tỉnh Quảng Ninh – Thái Bình, cường độ bão khi đổ bộ cấp 11, giật cấp 12, 13.

“Thông thường các cơn bão trước, sau khi đổ bộ vào đảo Hải Nam sẽ giảm khoảng 2 cấp nhưng đối với bão Thần Sấm lại không giảm cấp mà giữ nguyên cường độ. Khi vào vịnh Bắc Bộ, bão gây sóng cao từ 5 đến 6m”, ông Cường chia sẻ.

Theo ông Cường, dự báo ngay từ 5h sáng ngày 19/7, gió sẽ bắt đầu mạnh lên ở các tỉnh ven biển. Vùng gió mạnh ở tỉnh Quảng Ninh – Thái Bình bắt đầu từ 8h đến 15h chiều ngày 19/7. Tỉnh Nam Định đến Ninh Bình được dự báo không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng sẽ có gió mạnh cấp 6,7, sau đó tăng lên cấp 8,9.


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp trực tuyến sáng ngày 17/7

Từ ngày 18 đến 22/7, lượng mưa ở vùng Đông Bắc Bộ phổ biến từ 200-300 mm, trong đó khu vực có mưa lớn là Hà Nội, Hải Phòng (200-250mm).

Ông Cường cho biết thêm, dự báo ban đầu khi bão Thần Sấm đổ bộ vào đất liền chỉ khoảng cấp 9, cấp 10 nhưng đến nay (17/7), bão đã tăng lên cấp 11, giật cấp 13, cấp 14. Như vậy, bão có xu hướng tăng thêm cấp nên người dân phải hết sức đề phòng, chuẩn bị phương án phòng tránh.

Theo bản tin phát lúc 9h của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km.  Đến 7 giờ ngày 18/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 111,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho hay, những năm gần đây tình hình biến đổi khí hậu khá phức tạp. Đặc biệt năm 2013, có 14 cơn bão đổ bộ vào Biển Đông, trong đó lại có cả siêu bão.

“Bão Thần Sấm là một cơn bão lớn, đến sáng nay nó đã mạnh lên cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Đặc biệt, khi bão vào sẽ có lượng mưa 200-300 mm nên rất nguy hiểm. Do vậy, tất cả các tỉnh thành, địa phương chịu ảnh hưởng của bão phải chuẩn bị tinh thần, ứng phó nghiêm túc”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng yêu cầu, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chủ động có phương án phòng tránh. Các địa phương kiểm tra lại hệ thống loa phát thanh, thường xuyên phát bản tin dự báo bão tới nhân dân.

Tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, phải rà soát lại số lượng tàu, lồng bè còn chưa vào nơi neo đậu, trú ẩn. Lượng khách nước ngoài đang ở trên địa bàn tỉnh cũng phải được thông báo về tình hình, diễn biến cơn bão. Phương án di dời dân phải được chuẩn bị và hoàn thành trước ngày 18/7. Các cột ăng ten, cây cối, biển hiệu quảng cáo phải được kiểm tra, chằng chéo, hoặc dỡ bỏ trước khi bão đổ bộ vào đất liền.

Trong chiều nay (17/7), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ cử đoàn công tác đi xuống Hải Phòng, Quảng Ninh, kiểm tra công tác phòng chống, đối phó bão.

Hướng đi của cơn bão Thần Sấm


Quảng Ninh: Cấm biển từ chiều ngày 17/7

Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, chiều 16/7, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh đã có cuộc họp khẩn với đơn vị, địa phương chuẩn bị phương án đối phó bão. Hiện tại, tỉnh đã kêu gọi được hơn 200 tàu thuyền vào nơi neo đậu an toàn, một số ít còn lại đang vào bờ. Các lồng bè trong vịnh Hạ Long cũng được lãnh đạo địa phương thông báo di dời về nơi an toàn.

“Đến trưa nay, chúng tôi thực hiện lệnh cấm biển đối với tàu du lịch, tàu vận tải. Huyện đảo Cô Tô, cách xa đất liền, tỉnh đã chuẩn bị phương án phòng chống tại chỗ. Đặc biệt, hộ dân ở gần nơi vùng núi đất yếu, mỏ than cũng đã có phương án chuẩn bị sẵn sàng sơ tán khi cần thiết”, ông Hậu chia sẻ.

Tỉnh Quảng Ninh đã cử 3 đoàn công tác xuống các cơ sở để trực tiếp chỉ đạo đối phó với bão. Di chuyển được 324 hộ dân sống ở các lồng bè lên bờ.

Hải Phòng: Đưa tàu SAR ra Cát Bà ứng trực đối phó bão

Ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND Hải Phòng cho hay, ngày 16/7, tỉnh đã cuộc họp với  lãnh đạo các địa phương chuẩn bị phương án phòng tránh. Tỉnh đã dừng cuộc họp không cần thiết để tập trung vào việc chỉ đạo các địa phương phòng tránh bão. Đồng thời, điều động tàu Hải Quân SAR ra huyện đảo Cát Bà chuẩn bị ứng phó bão.

Đến 6h sáng ngày 17/7, tỉnh đã kêu gọi, hướng dẫn cho hơn 3.000  tàu thuyền vào nơi neo đậu, tránh trú bão an toàn. Trên 87.000 hộ dân ở vùng ven biển, vùng đất yếu có nguy cơ sạt lở chuẩn bị phương án di dời.

“Chúng tôi đang xem xét tình hình thực tế sẽ cho thực hiện lệnh cấm biển đối với tàu thuyền trong chiều nay, hoặc sáng mai”, ông Thoại nói.

Nguồn tin: www24h.com


TIN BÀI LIÊN QUAN

3 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. cảm ơn bạn nếu bạn cảm thấy tin hay thì hảy line và chia sẽ bạn nhé. thanks bạn

      Xóa
  2. cảm ơn bạn nếu bạn cảm thấy tin hay thì hảy line và chia sẽ bạn nhé. thanks bạn

    Trả lờiXóa